Hành trang cho chuyến du lịch bụi – phượt

Sử dụng xe máy vi vu khám phá thiên nhiên, con người thì quả là tuyệt. Mem có thể thoải mái vào các ngóc ngách bản làng để ngắm cảnh mà không hề thấy bất tiện. Bên cạnh đó, thực hiện những chuyến đi thành công tới đích chúng ta cần có sự chuẩn bị vật dụng kỹ càng, tính toán kỹ lưỡng (không thiếu và cũng không quá cồng kềnh) đảm bảo chuyến đi về đích an toàn.

1. Quần áo bảo hộ:

– Mặc trang phục che kín người. Ở đây, chúng ta hiểu là áo che được một phần cổ, che toàn thân trên và tay, đến tận cổ tay. Quần che kín đến cổ chân. Nếu mem để hở da thịt ra ngoài, bị nắng táp, và nặng hơn là gió lùa. Đặc biệt, nếu để gió lùa qua ống tay mạnh, khi chạy với tốc độ cao, hoàn toàn có khả năng làm lạng xe. Mem cần nghiên cứu qua về thời tiết để chọn trang phục phù hợp. Giữ ấm trong thời tiết giá lạnh, có sẵn quần áo tháy thế khi gặp lúc mưa gió, quần áo dài chống lại sự tấn công của côn trùng, gai góc, trầy xước, hay chỉ đơn giản là thay đổi bộ quần áo mới khô thoáng khi người đã ướt sũng mồ hôi sau một hành trình dài.

– Bảo hộ khuỷu tay và đầu gối (knees protectors)

– Găng tay có gai: chống nước nhẹ, có bảo vệ khớp, giúp giảm áp lực tay lái khi đi đường đá hộc, đỡ mỏi tay hơn rất nhiều.

– Ủng đi mưa, túi bọc đồ, bọc balo: cần thiết để không bị ướt giày và chống vắt khi vào rừng.

– Giấy phản quang dán mũ xe máy (nếu đi theo đoàn): dán lên mũ bảo hiểm, người ngồi trước dán trước, ngồi sau dán sau, để đi đèo an toàn hơn.

– Kính chống lóa: Vì ban ngày có thể dùng kính râm, nhưng đêm xuống rất nhiều con vật bé li ti sẽ nhắm thẳng vào mắt bạn mà đâm tới, nên chuẩn bị sẵn loại kính này khi đi đêm.

– Khăn rằn hoặc khăn đa năng: Khăn rằn và áo đỏ sao vàng là một nét rất đặc biệt của dân phượt, nó khiến dân phượt mang một đặc điểm rất riêng và cũng rất dễ nhận ra nhau, hơn nữa nó còn có rất nhiều công dụng hữu ích trên đường đi.

– Giày bộ đội để bám tốt, tránh trơn trượt, và nhất là lội suối xong nó có lỗ thoát nước, rất nhanh khô.

2. Mũ bảo hiểm

Dùng loại nón bảo hiểm che hết cằm, cổ và tai. Mem đừng nghĩ đội cái nón quá nặng thì khi ngã không chết vì bể đầu mà chết vì gãy cổ vì nón nặng. Không phải như vậy. (nói không may) Khi mem đội nón bảo hiểm quá nhẹ, lúc ngã đầu đập xuống đất, nếu nón không đủ nặng, đầu sẽ nảy lên, gãy cổ chính là lúc đó. Với nón bảo hiểm đủ nặng và che đủ, không bị gãy cổ do nảy đầu lên, và các điểm tựa của nón cũng hạn chế các thương tật.


Xem thêm chia sẻ kinh nghiệm chọn mũ fullface:

Link: https://www.facebook.com/notes/spidvn/kinh-nghiệm-chọn-mũ-bảo-hiểm-full-face/632086246827173

3. Thức ăn và nước uống

Nước và thức ăn dự trữ trong chuyến đi sẽ trở thành những “vị cứu tinh” cho các mem khi gặp phải những tình huống khó khăn không được lường trước, đặc biệt trong các chuyến “phượt” dài ngày.

Trong những tình huống khó khăn, cần phải có những quyết định sáng suốt trong khi bạn lại vô cùng mệt mỏi và thiếu tập trung, một miếng bánh nhỏ, một ngụm nước mát có thể sẽ là phương pháp hữu hiệu nhất để mem tĩnh tâm trở lại và có quyết định sáng suốt, đúng mực hơn.

4. Hộp đồ sơ cứu

Một vết côn trùng cắn, một vết rách hay xước do va đập, do ngã xe, một cơn đau đầu đơn giản hoặc dính phải “tào tháo đuổi” do một vài món đặc sản địa phương nào đó… hộp đồ sơ cứu cần phải có đủ các vật dụng cần thiết với các tình huống đó.

5. Diêm và bật lửa

Có thể các mem ít khi nghĩ đến hoặc tin tưởng rằng mình sẽ không bao giờ phải đi trong đêm, cắm trại giữa rừng, lạc ở đâu đó mà không biết làm sao báo hiệu cho người khác. Vì vậy, sẽ không thừa nếu trong hành lý của mem có một chiếc bật lửa, một hộp diêm chống nước và hơn nữa là biết làm sao để nhóm được lửa lên.

6. Đèn pin và một đồ dao kéo đa năng

Dù rằng chuyến đi của các mem dự tính chỉ đi vào ban ngày nhưng một chiếc đèn pin nhỏ gọn trong balo cũng không bao giờ là thừa. Đi ngang qua một miệng hang, tính tò mò thôi thúc mem đi vào nhưng nếu không có đèn pin bạn không thể tiến sâu vào nơi tối tăm đó.

Hoặc chẳng may bạn bị hỏng xe giữa đường lúc trời sập tối, bạn có thừa khả năng tự sửa xe nhưng lại không có đèn pin soi sáng, bạn chắc chắn sẽ lúng túng. Và còn nhiều nhiều trường hợp nữa có thể xảy ra. Vì thế, hãy nhớ mang theo đèn pin trong mỗi chuyến du lịch.

7. Mảnh áo mưa hoặc võng đa năng

Những vật dụng này sẽ giúp ích cho mem trong những lúc bạn muốn nghỉ ngơi giữa chặng đường đi chuyển. Một mảnh áo mưa hoặc một chiếc võng hoàn toàn có ích để có thể chợp mắt vài phút.

8. Bộ đồ sửa xe vá lốp (xe máy)

Gồm 3 móc lốp, 1 săm trước, 1 săm sau, 1 lọ keo vá, 1 hộp miếng vá, 1 chà lốp, 1 túi cờ lê và tuốc nơ vít theo xe. Ngoài ra, mỗi xe nên tự chuẩn bị 1 săm xe đúng chuẩn cho xe mình, để chẳng may bị thủng săm sẽ thay luôn được. Đó là cách đơn giản và hiệu quả nhất

9. Bản đồ và la bàn:

Là những thứ luôn phải có đối với dân đi lại. Có thể mem đã thuộctừng chi tiết vùng đất đó qua trí nhớ, nhưng vào ban đêm, lạc long 1 mình, mấtphương hướng, thì cảm giác thèm muốn có 1 tấm bản đồ, một chiếc la bàn thật làmột cảm giác đáng sợ. Hãy cố gắng luôn mang theo bên mình trong mọi chuyến đinhé.


Ad chúc các mem có 1 chuyến vivu thú vị, an toàn ^^


***Janne***

Đồng Mỵ Tuyết Trinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *