Phân tích khả năng va vỡ của Mũ Bảo Hiểm

Khi có tai nạn xãy ra, mức độ xay xát phần mũi, cằm, đầu… với tỷ lệ như sau:

Những con số nhìn thấy trên mũ bảo hiểm là số liệu thống kê một phần của mũ bảo hiểm bị hư hỏng trong vụ tai tai nạn. Vì vậy, chúng ta thử tưởng tượng phần đầu bị thương tích như thế nào nếu không đội mũ bảo hiểm? Thậm chí mũi hoặc cằm chấn thương ra sao khi chỉ đội mũ nửa đầu hoặc mũ không bao cằm. Theo thống kê của Hurt Report về các tác động lên mũ bảo hiểm khi xãy ra tai nạn nặng nhất là 19.4% ở vùng cằm & xương hàm. Nơi ít bị tổn thương nhất là phần đỉnh đầu chỉ với 0.4% khả năng tổn thương. Kết quả này như là một sự nhạo bán dành cho những ai chỉ thích đội nón nửa đầu. Ban toàn giao thông của Mỹ kết luận rằng, cứ 100 người chết trong tai nạn giao thông do không đội mũ bảo hiểm thì khả năng có thể cứu sống 37 người nếu ngay từ đầu họ có trang bị bảo hộ.

Spid đã nhiều lần nhìn thấy những vết sẹo lớn trên khuôn mặt của bạn bè, khách hàng do đội mũ hở mặt khi có va chạm giao thông. Dù vậy, không thể phủ nhận sự thoải mái khi đi mũ open face vì có ít điểm mù, tầm nhìn rộng hơn, nghe rõ tiếng ồn và những chuyển động xung quanh. Không có lựa chọn nào là hoàn hảo tuyệt đối, vì thế hãy vì những lợi ích lớn lao, vì cơ hội được sống an toàn, chúng ta sẽ thích nghi, tập làm quen với các sản phẩm bảo hộ.

Cho nên, việc lựa chọn đội mũ bảo hiểm như thế nào sẽ thể hiện rõ nét cách mà bạn ý thức được việc bảo vệ bản thân ra sao. Có trang bị bảo hộ là tốt rồi, quan trọng ở chỗ chúng ta hiểu rõ khả năng bảo vệ đến đâu và sử dụng vào lộ trình nào cho phù hợp.

– Thứ nhất, mỗi loại mũ có mục đích sử dụng riêng. Nếu sử dụng cùng mục đích rồi đem so sánh độ an toàn thì không công bằng. Mũ openface (OF) là dùng trong nội ô, tốc độ dưới 60km/h, còn mũ fullface (FF) dành cho tốc độ cao hơn. Nếu sử dụng đúng mục đích, thì độ an toàn được coi là như nhau.

– Thứ hai, mong muốn bảo vệ bao nhiêu phần trên đầu của mình? Ví như khi mua bảo hiểm xe hơi, Cty bảo hiểm (BH) cho bạn nhiều lựa chọn: BH 1 chiều hay BH 2 chiều, BH chỉ trong 1 vùng lãnh thổ nhất định hay BH toàn cầu…tùy chọn. Quay lại MBH cũng vậy, có thể chọn nửa đầu (half face) để bảo vệ chỉ phần trên top của đầu, hoặc OP để bảo vệ thêm phần sau gáy và hai bên thái dương và tai, hoặc bạn có thể chọn FF để bảo vệ luôn cả phần mặt và hàm. Nghĩa là nếu không may xảy ra tai nạn, nếu chỉ đội HF hoặc OP, NSX chỉ đảm bảo an toàn cho những phần mà mũ che tới. Không thể nào mua BH 1 chiều mà đòi bồi thường cho những thiệt hại của mình, trong khi nguyên nhân tai nạn do bạn gây ra.


Vậy tóm lại…không phân biệt HF, OF hay FF…phần nào mũ che được thì sẽ an toàn, nên có thể coi là an toàn như nhau, chỉ khác nhau về phạm vi bảo vệ. Còn muốn mũ bảo vệ được đến mức độ nào, là tùy vào mục đích sử dụng và mong muốn của người đội.

***Từ “AN TOÀN” trong bài này mang tính chất tương đối, vì vai trò của MBH là hạn chế và hấp thu lực va đập, nên nếu va đập lớn hơn NGƯỠNG CHO PHÉP thì phần lực còn lại không hấp thu hết sẽ vẫn tác động lên đầu người đội gây nguy hiểm. Tùy tiêu chuẩn an toàn SNELL (international), DOT (Mỹ), ECE (Euro), JIS (Japan), TIS (Thailand), CR (Vietnam)… mà ngưỡng cho phép khác nhau (bốn tiêu chuẩn đầu là đỉnh nhất).

What do you think: full face, open face or “no helmet”?


Sourse: https://goo.gl/pM168Z

—Admin JanneMs—

Đồng Mỵ Tuyết Trinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *