Trong một bài viết được Gara20 tổng hợp trước đây có nói về các chất liệu làm mũ bảo hiểm thì Spid có dẫn ra 3 loại chất liệu chính là sợi carbon, sợi thủy tinh và nhựa ABS.
Đối với cùng một loại mũ giống nhau tất cả chỉ khác nhau về chất liệu làm vỏ mũ bảo hiểm thì:
Khối lượng | Sợi carbon | < | Sợi thủy tinh | < | Nhựa ABS |
Chi phí sản xuất | Sợi carbon | > | Sợi thủy tinh | > | Nhựa ABS |
Mũ được làm bằng sợi carbon có khối lượng nhẹ hơn và giá bán thường cao hơn rất nhiều lần. Lý do ngoài carbon là vật liệu đắt tiền ra là mũ sản xuất bằng sợi carbon thì 80% công đoạn ép vỏ mũ được làm thủ công. Người ta phải xếp từng tấm carbon thật đều thành nhiều lớp, kết hợp với một số loại hạt nhựa, than chì rồi phủ molded (dạng gel trong suốt) lên bề mặt rồi mới ép nhiệt. Ước tính thời gian sản xuất ra 1 vỏ nón carbon thì có thể sản xuất ra được 20 vỏ nón bằng chất liệu nhựa ABS.
I. Phải chăng mũ được làm bằng chất liệu carbon cao cấp sẽ an toàn hơn mũ làm bằng chất liệu phổ thông như nhựa ABS.
Câu trả lời là đúng và không đúng. Nó được đưa ra dựa trên cách ta nhìn nhận những khía cạnh khác nhau của vấn đề.
1.Xét theo định lượng
Góc nhìn này ta xét theo những thang đo an toàn được chuẩn hóa bằng những tiêu chuẩn an toàn. Cụ thể là các tiêu chuẩn an toàn như DOT(của bộ giao thông vận tải Mỹ), JIS ( Nhật Bản), ECE (chuẩn châu Âu),…và chuẩn CR (chuẩn của Việt Nam). Những thang đo có các yêu cầu đối với phần vỏ mũ như:
– Tác động suy giảm
– Hấp thụ xung lực
– Khả năng chống lại khi bị đâm xuyên qua…
Về đặc tính thì vỏ nón sợi carbon và nhựa ABS tương đương nhau, nên nếu xét về định lượng thì cả 2 nón sẽ đều đạt được những chứng nhận an toàn như nhau. Nghĩa là nón làm bằng chất liệu sợi carbon và nón làm bằng chất liệu nhựa ABS sẽ an toàn như nhau trong trường hợp xảy ra tai nạn.
2. Xét về cảm quan, định tính.
Phần này là khó nhất vì không có cơ sở đo đạc chính xác, thường người ta cho rằng mũ carbon an toàn hơn. Lý do đưa ra là do mũ carbon nhẹ hơn, đội thoải mái nên người dùng có thể tập trung lái xe mà không phải lo cho các tác động khác như mũ nặng làm mỏi cổ, gây khó chịu… Giảm nguy cơ xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông, do đó có thể nón mũ làm bằng carbon giúp người dùng an toàn hơn. Tất nhiên để tham gia giông thông an toàn còn cần thêm nhiều yếu tố khác như ý thức tham gia giao thông của bản thân và cộng đồng kết hợp với kinh nghiệm của bản thân.
Xét kỹ ta thấy 2 góc nhìn trên không hề mâu thuẩn với nhau. Phần cảm quan định tính thì nói mũ carbon an toàn hơn vì giúp người dùng tập trung lái xe giảm nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, phần định lượng thì ý muốn nói nếu có xảy ra tai nạn thì khả năng bảo vệ người đội khỏi các tổn thương là tương đương giữa hai mũ.
II. Vậy làm sao để chọn được các loại mũ bảo hiểm an toàn?
Mũ bảo hiểm để đạt được khả năng bảo vệ thì phải tuân theo những tiêu chuẩn như đã đề cập ở trên như chuẩn DOT, ECE, CR, JIS… Do phần vỏ mũ và phần mút xốp EPS phải đạt đồ dày và mật độ phù hợp. Tương ứng với từng mức khối lượng.
Nắm bắt được tâm lý thích mũ nhẹ nên nhiều dòng mũ bảo hiểm được lưu hành trên thị trường được các nhà sản xuất phù phép giảm trọng lượng xuống bằng cách dùng các nguyên liệu đã qua tái chế, nguyên liệu không đáp ứng đủ độ bền hoặc làm vỏ mũ mỏng xuống, giảm kích cỡ mũ làm phần mút EPS mỏng đi. Phớt lờ đi những tiêu chuẩn an toàn chạy theo lợi nhuận.
Việc khách hàng không nắm rõ thông tin mà mua phải những dòng mũ này thì rất nguy hiểm. Những rủi ro có thể xảy ra như sau:
– Sử dụng nhựa qua tái chế để giảm khối lượng và giảm chi phí hoặc lảm vỏ mũ mỏng đi: vỏ mũ giòn dễ vỡ, giảm khả năng phân tán lực, không đảm bảo tiêu chuẩn đâm xuyên.
– Giảm kích thươc vỏ ngoài mũ đồng thời giảm độ dày mút xốp EPS: giảm khả năng hấp thụ lực.
Do đó việc chọn một chiếc mũ an toàn là vô cùng quan trọng. Bằng phương pháp trực quan Spid hướng dẫn các bạn cách chọn một chiếc mũ an toàn chỉ dựa theo khối lượng.
Mũ ¾ không có kính, các dòng phổ biến như Bulldog Perro 4U, Bulldog Bravo… đều có trọng lượng từ 750gram – 850gram. Bạn có thể so sánh khối lượng của mũ mình muốn mua với các mức khối lượng này. Nếu mũ xác định được làm từ nhựa ABS nguyên sinh thì không thể nhẹ hơn quá được.
Dòng Sản Phẩm | Chất liệu | Khối lượng trung bình | Sản phẩm tiêu biểu | Link sản phẩm |
Mũ ¾ Không Kính | Nhựa ABS nguyên sinh | 750 – 850gr | https://spid.vn/bulldog-perro-4u/ | |
Mũ ¾ 1 Kính | Nhựa ABS nguyên sinh | Từ 1.000gr | https://spid.vn/yohe-851-cai/ | |
Mũ ¾ 2 Kính | Nhựa ABS nguyên sinh | Từ 1.250gr | https://spid.vn/zeus-205-cai/ | |
Mũ Fullface 1 Kính | Nhựa ABS nguyên sinh | Từ 1.300gr( chuẩn DOT) | https://spid.vn/yohe-978-plus-cai/ | |
Mũ Fullface 1 Kính | Sợi carbon | Từ 1.200gr | https://spid.vn/ls2-ff805-thunder-cai/ | |
Mũ Fullface 2 Kính | Nhựa ABS nguyên sinh | Từ 1.400gr | https://spid.vn/ls2-ff320-stream-evo-cai/ | |
Mũ Fullface 2 Kính | Sợi thủy tinh | Từ 1.350gr | https://spid.vn/ls2-ff327-challenger-f/ |